10 lý do làm nên nền kinh tế Mỹ hùng mạnh
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và có khả năng chi phối trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, …. Mặc dù cả thế giới mới phải đối mặt với đại dịch Covid-19 cũng như sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, cuộc tấn công khủng bố, thiên tai, scandal từ các tập đoàn tài chính, … nhưng dường như quốc gia này vẫn luôn duy trì được vị thế của một nền kinh tế vững mạnh.
Vậy tại sao nền kinh tế Mỹ có được sự phát triển như ngày hôm nay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 lý do làm bên sự hùng mạnh và sự thật ít ai biết của đất nước này nhé.
Kinh tế Mỹ đề cao tự do thị trường
Điểm số tự do kinh tế của Mỹ là 72,1 và trở thành đất nước có nền kinh tế tự do đứng thứ 25 trên thế giới vào năm 2022. Đồng thời, Mỹ cũng là nước xếp hạng thứ 3 trong tổng số 32 quốc gia ở châu Mỹ và có điểm tổng trung bình tự do kinh tế cao nhất ở khu vực cũng như trên thế giới.
Trước đại dịch Covid-19, nền kinh tế của Mỹ vốn vẫn đang tăng trưởng, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đã giảm mạnh vào năm 2020 và đến năm 2021 thì có sự phục hồi trở lại. Cũng vì vậy mà xu hướng tự do thị trường kéo dài một thập kỷ bị gián đoạn trong thời gian ngắn vào năm 2019, tuy nhiên sau đó đã lại được tiếp tục. Điều này là do sự sụt giảm mạnh về điểm số sức khỏe tài chính, cụ thể là giảm 3,0 điểm kể từ năm 2017. Tự do kinh doanh và pháp quyền mạnh mẽ, tuy nhiên nền kinh tế cũng không tránh khỏi việc bị chi phối từ Chính phủ.
Nền kinh tế Mỹ tập trung vào các ngành dịch vụ
Mỹ là quốc gia công nghiệp hóa cao độ với mức năng suất lớn và công nghệ hiện đại. Đặc biệt, kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào các ngành dịch vụ. Thị trường dịch vụ chiếm hơn 3/4 GDP (77%) và sử dụng tới hơn 79,40% lực lượng lao động của cả nước. Trong đó, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản là những ngành có đóng góp to lớn vào GDP khi chiếm khoảng 18,2%. Các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và hỗ trợ xã hội góp 8,2%, dịch vụ công công cộng chiếm khoảng 11% và các dịch vụ khác chiếm 5,7% GDP của cả nước.
Ngành công nghiệp của Mỹ cũng diễn ra sôi nổi, đóng góp hơn 18,2% GDP và chiếm 19,2% lực lượng lao động. Trong đó, ngành sản xuất đã tăng 1,8% trong năm 2019. Đồng thời, nông nghiệp của Mỹ cũng là một trong những ngành lớn nhất thế giới. Chỉ riêng California đã có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu về rau củ, 2/3 nhu cầu trái cây và các loại hạt cho cả nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chỉ chiếm 0,9% GDP và 1,4% lực lượng lao động của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia áp dụng chuyển đổi số vào nền kinh tế, xã hội và chính quyền từ rất sớm, điều này cũng là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của Mỹ so với các nước trên thế giới.
Đầu tư nước ngoài
Theo CRS (Cơ quan Nghiên cứu phục vụ Quốc hội) nhận định: “Mỹ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới”. Trung tâm nghiên cứu Quốc hội cũng đưa ra nhận định: “Các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế”.
Vai trò của doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài cũng không nhỏ, họ đóng góp khoảng 10% tổng tài sản của Mỹ bao gồm: cổ phiếu Chính phủ, cổ phiếu công ty, trái phiếu. Đồng thời, còn có các nguồn vốn đầu tư vào công ty thiết bị và thị trường bất động sản Mỹ.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ quản lý lượng cung tiền và cách sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế (chính sách tài khóa).
Các công ty vừa và nhỏ chiếm phần lớn nền kinh tế Mỹ
Chúng ta biết rằng các tập đoàn lớn nhất thế giới thường có trụ sở tại Mỹ và được chú ý nhiều hơn khi nói đến việc đào tạo nhân viên. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thường tuyển dụng nhiều và kiên cường hơn khi gặp khó khăn. Có thể nói, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp không những đang thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ mà họ còn nuôi dưỡng giấc mơ của đất nước này.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), các doanh nghiệp vừa và nhỏ có từ 500 nhân viên trở xuống chiếm 99,9% trong tổng số doanh nghiệp tại Mỹ. Trong số các việc làm mới được tạo ra từ năm 1995 đến năm 2020, các doanh nghiệp này chiếm đến 62%, tương đương 12,7 triệu việc làm, còn các doanh nghiệp lớn chỉ là 7,9 triệu việc làm. Một báo cáo của SBA năm 2019 cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 44% hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ.
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ
Mỹ được xem là một đất nước có nền kinh tế hỗn hợp khi cả doanh nghiệp tư nhân và Chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, chiếm 2/3 tổng sản lượng kinh tế của quốc gia cho tiêu dùng cá nhân, 1/3 còn lại là đến từ Chính phủ.
Sự phân chia này một phần xuất phát từ niềm tin của người Mỹ về tự do cá nhân. Vậy nên, từ thời lập quốc họ đã lo sợ việc Chính phủ nắm quá nhiều quyền lực. Vì lẽ đó nên người dân luôn tìm cách hạn chế quyền uy của Chính phủ đối với cá nhân và cả trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ hầu hết đều cho rằng nền kinh tế đặc trưng sở hữu bởi tư nhân dường như hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh tế đặc trưng sở hữu bởi nhà nước.
Tuy vậy, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng doanh nghiệp tư nhân đôi khi cũng có những hạn chế. Một số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ mang đến kết quả tốt hơn, ví dụ như: các hoạt động về tư pháp, giáo dục, hệ thống đường giao thông, báo cáo thống kê xã hội và an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế cũng góp phần điều chỉnh tình huống về hệ thống giá cả. Hơn thế nữa là Chính phủ còn giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi của các lực lượng thị trường. Từ đó có thể thấy rằng, Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước Mỹ chủ yếu trên bốn lĩnh vực bao gồm: ổn định, điều tiết và kiểm soát, các dịch vụ trực tiếp và hỗ trợ trực tiếp.
Trữ lượng dầu mỏ khổng lồ
Một trong những nguyên nhân giúp Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển phải nói đến đó là nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 9 thế giới với 69 thùng, chiếm 4% sản lượng dầu toàn cầu mặc dù đang đứng đầu trong danh sách sản xuất dầu. Trong đó năm 2019, 69% tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đến từ các bang đó là: Texas, North Dakota, Oklahoma, New Mexico và Colorado.
Thu hút nhân tài giúp nền kinh tế Mỹ phát triển hàng đầu
Dù Mỹ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, nhưng ngay từ khi lập quốc Chính phủ đã nhận ra rằng không phải đất đai, tài nguyên thiên nhiên tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ mà chính là từ những con người thông minh và quyết đoán.
Vậy nên, Mỹ đã có nhiều chính sách nhằm củng cố và phát triển nguồn lực quốc gia. Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục trong nước thì đất nước này cũng có những chính sách thu hút và trọng dụng người tài từ các quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy trong danh sách những doanh nhân nổi tiếng thế giới thì phần lớn trong đó là người Mỹ.
Vị trí địa lý của Hoa Kỳ
Mỹ đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi nhắc đến sự ảnh hưởng của vị trí địa lý tác động đến sự hùng mạnh của nền kinh tế Mỹ thì không thể không nhắc đến lợi thế về kinh tế biển. Mỹ nằm tiếp giáp với hai đại dương lớn đó là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhờ đó, các hoạt động khai thác tài nguyên biển ở đây đều diễn ra rất thuận lợi.
Bên cạnh đó, Mỹ nằm ở trung tâm bán cầu Tây, tiếp giáp với Canada, Mỹ La Tinh, liên bang Nga nên rất thuận lợi cho việc giao thương giữa các nước trong khu vực. Đồng thời, dễ dàng thiết lập mối quan hệ với khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới bằng đường bộ cũng như đường thủy. Không những thế, vị trí địa lý của Mỹ còn tạo ra nguồn cung cấp tài nguyên dồi dào. Quay ngược lại quá khứ thì Mỹ được bao bọc bởi hai đại dương lớn nên còn tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới.
Một số lý do khác thúc đẩy nền kinh tế Mỹ
Nền kinh tế các tiểu bang Hoa Kỳ lớn hơn nhiều so với kinh tế quốc gia
Mỹ là đất nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới và tạo ra sự chi phối rất lớn lên nhiều lĩnh vực. Hơn thế nữa, ngay cả kinh tế thuộc một tiểu bang của Mỹ còn lớn hơn nhiều so với nền kinh tế của một số quốc gia. Cụ thể, nền kinh tế của tiểu bang lớn nhất hợp chủng quốc Hoa Kỳ là California đã tạo ra sản lượng lên đến 3 nghìn tỷ USD vào năm 2019, nhiều hơn GDP của Ấn Độ năm 2018 là 2,9 nghìn tỷ USD. Mặc dù vậy, lực lượng lao động của Ấn Độ là 519 triệu người, trong khi đó California chỉ là 19,5 triệu người, thấp hơn 26 lần.
Thị trường chứng khoán của kinh tế Hoa Kỳ đứng đầu thế giới
Vào năm 2022, thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ chiếm gần 60% thị trường chứng khoán thế giới. Trong đó, sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ là những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Đặc biệt, từ vị trí thứ hai đã có tỷ lệ chênh lệch khá nhiều so với vị trí dẫn đầu là Mỹ. Cụ thể, quốc gia có thị trường chứng khoán nằm ở vị trí thứ hai đó là Nhật Bản với 6,2%, tiếp đến là Anh nằm ở vị trí thứ ba với 3,9% và vị trí thứ tư đang là Trung Quốc với 3,6%.
Đồng đô la Mỹ là loại tiền tệ dự trữ lớn nhất thế giới
Một lợi thế khác giúp kinh tế Hoa Kỳ hiện nay trở nên hùng mạnh đó là nhờ vào việc nắm giữ đồng đô la – loại tiền tệ được dùng làm tiền dự trữ lớn nhất thế giới. Trên thực tế, dự trữ USD trị giá 6,74T USD, tương đương 61,82% tổng số thế giới vào năm 2019.
Hoa Kỳ sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới
Theo bảng xếp hạng top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022 của Brand Finance, Apple – một trong những hãng điện thoại lớn nhất thế giới là thương hiệu có giá trị cao nhất với khoản định giá năm 2022 là 355,080 tỷ USD. Tiếp đến là Amazon với con số 350,273 tỷ USD, đúng ở vị trí thứ ba là Google với 263,425 tỷ USD. Góp mặt trong top 10 của danh sách này còn có những cái tên lớn khác như: Microsoft, Samsung, Facebook, ICBC, Huawei, Verizon. Chắc hẳn anh chị cũng có thể nhận ra được, có đến 7 trong số 10 cái tên này đều đến từ Mỹ. Chính điều đó đã khẳng định được sự lớn mạnh cũng như sức ảnh hưởng của thương hiệu này trên toàn thế giới.
Vừa rồi là một số điểm sáng về kinh tế Hoa Kỳ. JA & Partners hy vọng đây sẽ là những ưu điểm nổi trội của nước Mỹ, giúp anh chị dễ dàng hơn trong việc cân nhắc và lựa chọn quốc gia định cư cho bản thân và gia đình. JA & Partners với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp anh chị thẩm định và chuẩn bị một bộ hồ sơ định cư Mỹ phù hợp nhất.
>> Xem thêm:
Day on,giang vien