CẬP NHẬT MỚI NHẤT TÌNH HÌNH ĐỊNH CƯ CANADA HẬU COVID-19
Sau đại dịch Covid-19, các biên giới tại Canada bị đóng cửa và lượng người định cư liên tục giảm mạnh. Vào ngày 30/10/2020 vừa rồi, Bộ trưởng Bộ nhập cư của Canada cho biết quốc gia này sẽ tăng mục tiêu nhập cư để có thể lên kế hoạch vực dậy nền kinh tế và đảm bảo đủ nhân lực trong các lĩnh vực đang bị thiếu hụt sau khi đại dịch, mở ra cơ hội định cư mới cho những ai đang có ý định di cư đến quốc gia này.
Canada đặt mục tiêu chào đón thêm 401.000 thường trú nhân mới vào năm sau và thêm 411.000 người vào năm 2022, tăng 50.000 người so với mục tiêu trước đó. Lần cuối cùng Canada thu hút được hơn 400.000 thường trú nhân trong một năm là vào đầu những năm 1900.
“Điều này vẽ ra một tầm nhìn mới cho tương lai, chúng tôi coi việc thu hút nhập cư là một trong những chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế và sự thịnh vượng lâu dài của đất nước” Bộ trưởng Nhập cư Marco Mendicino nói với Reuters. Ông cho biết thêm chính phủ đang tập trung vào việc bổ sung nhân lực trong ngành y tế, lĩnh vực công nghệ cũng như các ngành nghề có chuyên môn cao.
1. Tác động của Covid lên tỷ lệ định cư ở Canada
Tháng 03 năm 2020, Canada đã đóng cửa biên giới đối với hầu hết người nước ngoài, bao gồm cả người nhập cư nhằm cố gắng làm chậm sự lây lan của virus Corona. Quốc gia này đã hy vọng sẽ thu hút thêm được 341.000 người nhập cư vào năm 2020, nhưng đến tháng 8, lượng người nhập cư mới chỉ đạt được 128.425 người.
Theo báo cáo Statistics Canada, đại dịch toàn cầu COVID-19 đã đẩy tỷ lệ tử vong lên cao và làm giảm mức nhập cư do những hạn chế trong việc đi lại quốc tế, khiến tỷ lệ tăng trưởng dân số của Canada giảm xuống mức thấp kỷ lục. Các số liệu cho thấy đại dịch COVID-19 đã phá huỷ kế hoạch đưa 342.000 người nhập cư mới của Canada vào năm 2020, bằng chứng là mức trung bình toàn quốc trong 7 tháng đầu năm giảm 41% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong suốt 5 thập kỷ qua, độ tuổi trung bình của dân số Canada tăng đều đặn và năm trước cũng không ngoại lệ. Chỉ trong một năm, độ tuổi trung bình của người Canada tăng từ 41,3 lên 41,4 tuổi. Do một số yếu tố nhân khẩu học như dân số già và tỷ lệ sinh thấp, quốc gia Canada chủ yếu dựa vào những người đến định cư để tăng dân số.
+ Nên xem: Thông tin chương trình startup visa canada
2. Tại sao Canada cần mở cửa cho người nước ngoài đến định cư?
Nếu Canada không xét duyệt cho những người ngoài nước đến quốc gia này định cư, dân số sẽ giảm do tỷ lệ sinh thấp. Trong những năm 1970, tỷ lệ sinh tại Canada giảm xuống dưới ngưỡng cần thiết để duy trì dân số ổn định. Người ta lo lắng rằng khi tỷ lệ người cao tuổi vượt quá số người trẻ đang làm việc sẽ dẫn đến khủng hoảng dịch vụ xã hội. Quay trở lại vấn đề nhập cư, các quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhưng có hệ thống nhập cư mạnh mẽ có thể thu hẹp khoảng cách và đảm bảo dân số của họ tiếp tục tăng. Canada là một trong những quốc gia đó.
Với dân số già và tỷ lệ sinh thấp, những người đến Canada định cư đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng dân số và lực lượng lao động của Canada tiếp tục phát triển, do những người mới đến định cư có độ tuổi trung bình trẻ hơn so với dân số sinh ra ở Canada. Ngoài ra, nhập cư vào Canada có thể giúp giảm bớt sự suy giảm tỷ lệ người lao động trên số người về hưu của Canada. Năm 2012, tỷ lệ này là 4,2/1 và dự báo tỷ lệ đó sẽ là 2/1 vào năm 2036. Do đó những người đến định cư tại Canada sẽ giúp Quốc gia này đảm bảo đủ nhân lực lao động.
3. Người nhập cư giúp Canada phục hồi kinh tế sau Covid
Ở Canada, người nhập cư đóng góp kết quả tích cực trên một loạt các chỉ số kinh tế, bao gồm cả người tị nạn. Ví dụ, vào năm 2017, tỷ lệ người nhập cư từ 25 đến 54 tuổi có việc làm thành công đã vượt người bản địa Canada vào 10 năm trước (86,9% so với 88,4%). Hiệu quả kinh tế của tất cả những người nhập cư tăng lên theo thời gian ở Canada.
Đại dịch Covid đã làm cho nền kinh tế Canada suy giảm với tốc độ mạnh kỷ lục trong quý II/2020. Mặc dù có rất nhiều tranh cãi về tác động kinh tế của việc nhập cư, nhưng thông thường, việc tăng trưởng dân số là cần thiết để duy trì một nền kinh tế luôn phát triển. Nếu dân số của một quốc gia giảm, sản lượng kinh tế của quốc gia đó cũng thường giảm theo. Ít công nhân hơn có nghĩa là ít hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hơn, do đó sản lượng kinh tế thu hẹp. Hiện tại, nền kinh tế của Canada đang tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn 1,5% hàng năm. Nếu không có nhập cư để thúc đẩy gia tăng dân số, thì Canada khó có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế này. Ngoài việc cung cấp thêm nhân lực, những người Canada nhập cư cũng bổ sung vào sức mua của Canada. Nhiều người có tiền để chi tiêu đồng nghĩa với nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ địa phương ngày càng nhiều. Nếu không có sức mua của người dân trong nước và sức mua của người Canada nhập cư, Canada sẽ phải sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với lực lượng lao động ít hơn và sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào ngoại thương để tiếp tục phát triển.
Đầu tư định cư Canada cùng JA & Partners
Quyền lợi khi định cư tại Canada:
- Ứng viên được chấp thuận sẽ được cấp Thường trú nhân vĩnh viễn cho cả gia đình.
- Được quyền xin cấp quốc tịch Canada và được giữ 2 quốc tịch.
- Có thể sống tại bất kỳ tỉnh bang nào của Canada.
- Con cái được học tập miễn phí từ tiểu học đến trung học phổ thông, trả học phí đại học và cao học tương đương công dân Canada.
- Được hưởng các lợi ích an sinh xã hội khi về hưu.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư định cư, JA & Partner đã hỗ trợ hàng nghìn nhà đầu tư và gia đình định cư thành công tại Canada. JA & Partner sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ đầu tư định cư Canada với những cộng sự dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết trong ngành di trú – nhập tịch.
Nguồn: Tổng hợp
>> Xem thêm:
- Canada chào đón 15.000 thường trú nhân mới trong tháng 9
- Canada chào đón 1.2 triệu người nhập cư năm 2021 – 2023
- Chính phủ mở rộng nhập cư tại canada
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ ĐỊNH CƯ CANADA VUI LÒNG LIÊN HỆ
VĂN PHÒNG JA & PARTNERS
Địa chỉ: Tầng 05, Toà nhà LANT Building, 58 Hai Bà Trưng, Quận 01, TP.HCM, Vietnam
SĐT: 0903 70 82 86 / (028) 3823 70 28
Website: www.dinhcuquocte.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/jaandpartners/